Đào nhân rất giàu chất dinh dưỡng có tới 50% là dầu béo, gần 0,7% tinh dầu, 3,5% amygdalin, cholin, men emulsion, axit prusic. Các axit béo thiết yếu bao gồm oleic, linoleic, arachidic, palmitic, gadoleic…
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ (THEO TRUNG DƯỢC HỌC)
Theo Trung Dược Học, đào nhân có tác dụng đối với huyết mạch trong cơ thể: cồn được chiết xuất từ đào nhân có tác dụng trong chống đông máu nhưng yếu, giãn mạch, tăng cường lưu lượng máu, ức chế sự ngưng tụ trong máu, co hồi tử cung, có tác dụng rất tốt trong cầm máu đối với sản phụ sinh con đầu.
Đào nhân có tác dụng nhuận tràng do thành phần dầu lipid có trong đào nhân chiếm đến 45%
Thực nghiệm cho thấy nước sắc từ hạt đào nhân có tác dụng kháng viêm ở giai đoạn đầu đối với động vật.
Nước sắc từ đào nhân cũng có tác dụng giảm ho khá rõ rệt
Glycosid có trong đào nhân có tác dụng ức chế tế bào ung thư một cách có chọn lọc.
Tính vị:
-
Theo Bản Kinh: Đào nhân có vị đắng, tính bình.
-
Theo Biệt Lục: Đào nhân lại có vị ngọt, không độc.
-
Theo Trung Dược Học: Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình
-
Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Đào nhân có vị cay, ngọt, tính bình.
Quy kinh:
-
Vào kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc quyết âm Can (Thang Dịch Bản Thảo).
-
Vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Kinh Giải).
-
Vào kinh Can, Đại trường (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
-
Vào kinh Tâm, Can, Tiểu trường (Trung Dược Học).
-
Vào 2 kinh Tâm và Can (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng của đào nhân:
-
Theo Bản Kinh: tiêu huyết ứ, sát trùng, tiêu sưng.
-
Theo Dược Phẩm Hóa nghĩa: Tả huyết nhiệt, phá súc huyết, nhuận trường táo, thư kinh, hành huyết, trục nguyệt thủy, hoạt huyết.
-
Theo Trung Dược Học: Phá huyết, hành ứ, nhuận táo, thông tiện.
-
Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Phá huyết, hoạt trường, hành ứ, nhuận táo.
-
Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Hoạt huyết, khứ ứ, nhuận táo, hoạt trường.
Chủ trị:
-
Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Trị kinh bế, trưng hà, nhiệt bệnh, súc huyết, phong tý, sốt rét, té ngã bị tổn thương, ứ huyết gây sưng đau, huyết táo, táo bón.
-
Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Trị bế kinh, thống kinh, sau khi sinh sản dịch ra nhiều không hết, bụng dưới căng đau, chấn thương do té ngã, bị đánh đập, mụn đinh nhọt sưng tấy, táo bón ở người lớn tuổi và sau khi sinh.
……………………
Bạn muốn học y học cổ truyền???
Bạn không có nhiều thời gian???
Liên hệ ngay – Để có giải pháp phù hợp!!!
…………………..
PHÒNG TUYỂN SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 278 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0869 266 199 – 0988 440 113
Website: https://eduland.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/eduland369/